
Thời gian trôi qua, những tình nguyện viên này đã nắm quyền và trở thành những người duy nhất được phép đốt lửa hợp pháp ở Athens (hoặc bất kỳ thành phố nào khác) trong các lễ hội công cộng. Ở La Mã cổ đại, Hoàng đế Augustus đã thiết lập một đạo luật buộc tất cả người dân La Mã phải chịu trách nhiệm về bất kỳ vụ hỏa hoạn nào xảy ra trong nhà của họ hoặc ở nước ngoài trong các lễ hội công cộng; nhưng chỉ những nam giới yêu nước mới được miễn trừ quy tắc này khi họ tuân theo mệnh lệnh. Các quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam, cũng áp dụng luật tương tự. Thủy, hỏa, đạo, tặc luôn là 4 mối lo của người dân mọi thời. Thời xưa, nhà dân nước ta đều làm bằng tranh tre, nứa lá, rất dễ xảy ra hỏa hoạn, do đó triều đình cũng luôn phải đối phó với giặc lửa. Trong “ Đại Việt sử ký toàn thư ” rằng năm 1278, kinh thành Thăng Long thường bị cháy về ban đêm, Vua Trần Thánh Tông đích thân ra ngoài thành xem chữa cháy, để rồi chứng kiến tài trí của viên quan Nội thư gia là Đoàn Khung khi ông này lần lượt sờ đầu những người tham gia chữa cháy xem đầu ai ướt hơn, nhiều tro bụi hơn mà biết ai là người đến trước, đã cố sức dập lửa. Các điều luật về phòng cháy, chữa cháy đã xuất hiện trong hình luật nước ta từ xưa.

Và cho đến hiện tại không phải ngẫu nhiên mà nhiều người dân trân quý, ví Cảnh sát PCCC “ Những người anh hùng vì nước quên thân, vì dân phục vụ ” và mong muốn dựng tượng đài vinh danh chiến sỹ PCCC hành động dũng cảm. Để cứu hàng trăm nghìn người khỏi các tai nạn, sự cố và dập tắt đám cháy không lây lan, nhiều chiến sỹ Cảnh sát PCCC đã xả thân quên mình, không ngại nguy hiểm, thậm chí hi sinh cả tính mạng,… Có thể nói hình ảnh người chiến sỹ Cảnh sát PCCC Việt Nam trong những năm gần đây đã dần chiếm được tình cảm của các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Những hành động, những việc làm xuất phát từ tấm lòng yêu nghề, bất chấp hiểm nguy sẵn sàng lao vào cứu người, cứu tài sản của những chiến sỹ Cảnh sát PCCC đã tạo nên những khoảnh khắc đẹp trong lòng người dân.
Câu chuyện về dựng tượng đài người chiến sĩ chữa cháy trên thế giới đã có từ lâu nhưng ở Việt Nam là chuyện hoàn toàn mới. Sáng ngày 17/7, tại phố Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng ( TP. Hà Nội ), Bộ Công an đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài hình tượng người chiến sỹ CSGT và CS PCCC với tên chính thức Tượng đài “ Công an nhân dân vì dân phục vụ ”. Đến dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và đại biểu ban ngành thuộc Thành phố Hà Nội và Bộ Công An.
Đây là công trình do Bộ Công An phối hợp với Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, UBND Hà Nội xây dựng với mục đích tôn vinh sự vất vả, cống hiến của lực lượng công an nhân dân nói chung, lực lượng cảnh sát nhân dân nói riêng, là biểu tượng của sự dũng cảm hy sinh, vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc chiến chống “ giặc lửa ”, bảo vệ tài sản của nhân dân và trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đội Cảnh sát Chữa cháy & CNCH KV2