Bạn cần biết
Trung tá Nguyễn Chí Thành: Nhiều người nói bận không cho con học bơi, khi tai nạn thì hối hận (4/6/2023 21:44)

Theo trung tá Nguyễn Chí Thành, trẻ em dù biết bơi nhưng vẫn có thể có nguy cơ đuối nước vì nhiều lý do như: bị chuột rút, không có kỹ năng cứu đuối…

Theo trung tá Nguyễn Chí Thành, Phó đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và CNCH, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP.HCM, mỗi hè về, các vụ trẻ đuối nước xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

 

Lực lượng CNCH của PC07 mò tìm thi thể nạn nhân đuối nước

Là người hơn 20 năm trong nghề cứu hộ cứu nạn, trung tá Nguyễn Chí Thành cảm thấy xót xa và mong mỏi phải cấp bách phòng chống đuối nước cho trẻ bằng các việc làm cụ thể.

Nguyên nhân trẻ đuối nước thường gặp

Trung tá Nguyễn Chí Thành cho hay có 3 nguyên nhân trẻ đuối nước ở TP.HCM thường gặp như sau:

Thứ nhất, khi trống tiết cuối học về sớm, các em tự rủ nhau đi tắm ao, hồ, ven sông Sài Gòn.

Thứ hai, trẻ em sống ven theo sông, kênh, rạch do bất cẩn bị té mà phụ huynh không kịp thời phát hiện.

Ngoài ra, cũng thường gặp trường hợp các bé mới biết bò bị lọt xuống khe hở giữa các ghe (nơi cư dân sống trên ghe xuồng, xóm kênh rạch - giống miền Tây). Người lớn có thấy cũng cứu không kịp vì thời gian tách các ghe ra bé đã bị đuối nước.

Trung tá Nguyễn Chí Thành, Phó đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và CNCH, Phòng PC07, Công an TP.HCM

Từ thực trạng này, trung tá Thành khuyến cáo phụ huynh nên bỏ thời gian ra để cho con học bơi. "Nhiều người hay nói bận công việc không cho con đi học bơi, rồi khi xảy ra tai nạn đáng tiếc thì hối hận muộn màng. Bơi là kỹ năng giúp con sinh tồn, bảo vệ chính mình", anh nói.

Anh cũng nhận xét, 5 năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ đuối nước ở TP.HCM giảm rõ rệt. Những vụ đuối nước anh tham gia cứu hộ chủ yếu là lặn mò tìm thi thể.

"Rất đau lòng vì có những vụ tôi và đồng đội lặn mò tìm 2 – 3 thi thể các bé cùng đuối nước do chơi cùng nhau, cứu nhau rồi chết đuối cùng nhau", anh xót xa.

Mùa hè đến, số trẻ đuối nước cũng gia tăng

Trung tá Nguyễn Chí Thành nói thêm, nhiều người đang lầm tưởng giữa biết bơi và lội nước. Biết bơi tức là bơi đúng kỹ thuật, đúng kiểu (bơi sải, bơi ngửa, bơi bướm, bơi ếch...), bơi được xa.

Còn xuống nước quào tay quào chân (dân gian gọi là bơi chó) và khoảng cách di chuyển chỉ được vài mét thì chưa gọi là lội nước, chưa phải gọi là biết bơi.

Những lời khuyên cần thiết

Phó đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và CNCH cho biết, người biết bơi chưa chắc là người có kỹ năng cứu đuối nước. Có những trường hợp trẻ biết bơi bơi ra cứu bạn nhưng chết đuối theo bạn. Do đó, phụ huynh cần trang bị kỹ năng bơi và cả kỹ năng cứu đuối nước cho con.

Với trẻ biết bơi, phụ huynh cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau để giám sát con:

Một là, khởi động kỹ trước khi xuống nước.Hai là, mặc đồ bơi.

Ba là, không tắm quá lâu.

Trung tá Thành có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề vẫn xót xa khi thấy tin trẻ đuối nước

Trung tá Thành giải thích: "Có người bơi rất giỏi nhưng mặc đồ bình thường xuống nước nhanh bị đuối sức, gặp chuột rút đột ngột sẽ không phản ứng kịp, dễ bị chìm. Khi con đi bơi ở ao, hồ, sông, suối; phụ huynh cần giám sát chứ không phải ngồi bấm điện thoại hay nói chuyện rồi mặc con bơi sao thì bơi".

Anh dẫn chứng, thực tế có những trường hợp các bé đang bơi bị đuối sức, chới với, người xung quanh nghĩ rằng bé đang bơi nhưng thật ra bé đang bị ngạt. Vì vậy, quan sát con bơi kể cả khi con đã biết bơi là điều cần thiết.

"Tỷ lệ trẻ biết bơi chết đuối nhiều hơn trẻ không biết bơi vì trẻ không biết bơi ít dám tắm, thấy bạn chìm không dám ra cứu. Còn trẻ biết bơi có những em bơi hoài đến khi đuối sức rồi bị chìm, cũng như xung phong ra cứu bạn nhưng không có kỹ năng cứu đuối nên bị chìm theo bạn", anh phân tích.

 

CÁC TIN BÀI KHÁC:
Hiển thị kết quả từ 1 - 20 trong 709 kết quả tìm kiếm.
Số tin trên 1 trang
Trang của 36

Xem tin theo ngày

Ngày
NỔI BẬT
  TP Hồ Chí Minh: Thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC
  Quận ủy – UBND quận Bình Tân thăm, chúc mừng đơn vị Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân
  CBCS KV5 tham gia thực tập phương án tại Nhà máy Pha chế Dầu mỡ nhờn Nhà Bè
  CBCS Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 2 tham gia huấn luyện cứu nạn, cứu hộ trên cao.
  Tham gia hiến máu tình nguyện “Giọt máu nghĩa tình”
  Gần 10.000 người tham gia diễn tập chữa cháy ở tòa nhà Saigon Centre
  Công an TP HCM tri ân các liệt sỹ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
  Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đạt giải Nhì toàn đoàn tại Hội thi điều lệnh, võ thuật Cụm thi đua 8 năm 2023
  Công an TP HCM tổ chức huấn luyện định kỳ nghiệp vụ chữa cháy và CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC năm 2023.
  Cảnh sát PCCC khuyến cáo về nhà ‘chuồng cọp’: Mở lối thoát nạn thứ hai phòng hỏa hoạn
VIDEO CLIP
Hình ảnh hoạt động

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.

Liên kết website
Số lượt truy cập
53511869
 

Trang chủ    |Liên hệ    |Hỏi đáp

 

 

Trang thông tin điện tử Phòng Cảnh sát PC,CC&CN,CH (PC07) - CA TPHCM

Số 258 Trần Hưng Đạo, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Số giấy phép: 13/GP-BC ICP của Bộ Thông tin & Truyền thông năm 2008
Mọi tin, bài, hình ảnh về PCCC&CNCH gửi đến Email: websitepccchcm@gmail.com

Người dân, cơ quan, doanh nghiệp cần liên hệ thủ tục hành chính liên hệ: Bộ phận một cửa

Điện thoại: 0693187183
® 
Ghi rõ nguồn "114 CA TPHCM" khi sử dụng lại thông tin từ Trang thông tin điện tử của Phòng PC07-CATPHCM.