
Lực lượng Cảnh sát PCCC tham gia công tác chữa cháy
Từ các vụ cháy làm chết nhiều người thương tâm trên, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, đặc biệt là thiệt hại về người; Nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành và thực hiện có hiệu quả các nội dung trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ[1] (PCCC và CNCH) của các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, cơ sở doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào “Toàn dân tham gia PCCC” gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, Công an huyện Hóc Môn phát động, triển khai thực hiện mô hình “Gia đình có ít nhất 2 lối thoát nạn và có bình chữa cháy, phương tiện thoát nạn” với các nội dung sau:
1. Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH, hướng dẫn các biện pháp PCCC và CNCH, quy trình xử lý, cách thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra đến tận người dân, tập trung tại các khu dân cư, tổ dân phố có nhà tập thể, nhà trọ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh...
2. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự giác thực hiện việc làm cửa thoát hiểm tại khu vực có lồng sắt “chuồng cọp” đặc biệt là căn hộ chung cư, nhà ở, nhà ở kết hợp kinh doanh có bảng quảng cáo che chắn; tự trang bị phương tiện PCCC và CNCH: bình chữa cháy xách tay, thang dây, mặt nạ phòng độc, búa, rìu thoát nạn,...; phấn đấu đến năm giữa năm 2022 đạt 80% và đến cuối năm 2022 có 100% hộ gia đình có 2 lối thoát nạn và bình chữa cháy, phương tiện thoát nạn.
3. Tăng cường công tác kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH đối với các khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, trong quá trình kiểm tra cần chỉ ra các vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn PCCC và CNCH.
4. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trong việc xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
5. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các đơn vị liên quan xây dựng tin, bài, phóng sự về chuyên đề PCCC và CNCH để tuyên truyền, phổ biến đến Nhân dân trên địa bàn quản lý tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
6. Tổ chức điều tra cơ bản đối với nhà ở, nhà ở kết hợp kinh doanh, căn hộ chung cư, nhà tập thể, cơ quan, doanh nghiệp tại khu dân cư để có giải pháp đảm bảo an toàn.
7. Tăng cường công tác quản lý địa bàn, tuần tra kiểm soát, phòng ngừa các đối tượng, nhất là đối tượng trộm cắp các thiết bị PCCC, các đối tượng lợi dụng cửa thoát hiểm để đột nhập trộm cắp tài sản.
8. Chọn đơn vị, tổ dân phố, khu phố, ấp làm mẫu và có đầu tư, hướng dẫn cách thực hiện làm lối thoát nạn, trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đảm bảo yêu cầu theo quy định.
9. Sau 01 năm triển khai, Công an huyện Hóc Môn tổ chức thực hiện việc sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và nhân rộng mô hình cách làm hay trong phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
Công an huyện Hóc Môn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể huyện, 12 xã và thị trấn, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và toàn thể Nhân dân trên địa bàn huyện triển khai đồng bộ các biện pháp PCCC và CNCH; tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn huyện, khắc phục những tồn tại thiếu sót, xử lý nghiêm các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định về PCCC, nhằm giảm thiểu số vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng./.
Ngọc Sơn