Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND, Công an 63 tỉnh, thành. Về phía Thành phố Hồ Chí Minh có đồng chí Ngô Minh Châu – Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Thiếu tướng Lê Hồng Nam - Giám đốc Công an TP, Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng – Phó Giám đốc Công an TP, Đại tá Huỳnh Quang Tâm - Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH.
Dự hội nghị có đồng chí Ngô Minh Châu – Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Thiếu tướng Lê Hồng Nam - Giám đốc Công an TP HCM.
Báo cáo tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh – Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết, từ ngày 15/4/2021 đến 15/4/2022, trên toàn quốc xảy ra 1908 vụ cháy, làm chết 80 người, bị thương 113 gười, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 826, 539 tỷ đồng. Trong đó xảy ra 850 vụ cháy nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh (chiếm 44,5%), làm chết 70 người, bị thương 52 người, , thiệt hại về tài sản 73,83 tỷ đồng.
So với 1 năm trước khi triển khai cao điểm, số vụ cháy xảy ra tại loại hình này giảm 277 vụ (850/1127 vụ, giảm 24,6%), số người chết tang 6 người (70/64 người, tăng 9,3%), số người bị thương giảm 28 người (52/80 người, giảm 35%), thiệt hại về tài sản tang 18,58 tỷ đồng (73,83/55,25 tỷ đồng, tang 33,1%). Các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người tại loại hình trên xảy ra tại 18 địa phương.
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Tại điểm cầu Công an TP Hồ Chí Minh.
Trong thời gian 1 năm triển khai cao điểm điểm tuyên truyền kiểm tra về PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp SXKD và triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy lớn, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động tham mưu UBND các cấp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai đợt cao điểm, quy định điều kiện an toàn PCCC đối với nhà ở riêng lẻ, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với các sở , ngành, UBND các cấp thực hiện hiệu quả công tác điều tra cơ bản, bàn giao danh sách các cơ sở quy định tại phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP cho UBND cấp xã quản lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh thực hiện, duy trì điều kiện an toàn PCCC; Công an cấp xã chủ động tham mưu UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn quản lý. Sau thời gian thực hiện cao điểm , các địa phương đã quyết liệt trong tham mưu, chỉ đạo thực hiện hiệu quả, cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu được lãnh đạo Bộ giao.
Cấp ủy chính quyền địa phương đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác PCCC&CNCH tại địa phương, UBND cấp xã đã từng bước nắm bắt được trách nhiệm và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước PCCC&CNCH. Nhận thức ý thức trách nhiệm về PCCC của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ hộ sản xuất, kinh doanh, và người dân, người lao động đã cs chuyển biến tích cực, tự giác ký cám kết bảo đảm an toàn PCCC, khắc phục những thiếu xót, vi phạm về PCCC, mở lối thoát nạn thứ 2 qua ban công, lo gia, tang bị bình chữa cháy xách tay; tham gia các hoạt động trong lực lượng dân phòng, mô hình, phong trào PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, cơ sở… Nhiều địa phương đã kiềm chế về số vụ cháy xảy ra tại hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh.
Hội nghị cũng được nghe tham luận của các địa phương về kết quả triển khai cao điểm điểm tuyên truyền kiểm tra về PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp SXKD và triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy lớn tại địa phương như: Các giải pháp ngăn chặn cháy lớn tại khu dân cư, các biện pháp phòng ngừa cháy lớn tại địa phương, bài học trong việc tham mưu cấp Uỷ địa phương trong công tác đảm bảo an toàn PCCC, phát huy phương châm 4 tại chỗ, xây dựng mô hình PCCC khu dân cư trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy lớn và kết quả cứu chữa…
Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng – Phó Giám đốc Công an TP HCM phát biểu tham luận tại hội nghị.
Về phía Công An TP HCM tham luận nội dung: Nguyên nhân để xảy ra cháy gây thiệt hại về người đối với loại hình nhà ở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh và các biện pháp khắc phục trong thời gian tới? Việc triển khai mô hình “Xây dựng phường (phường, xã, thị trấn) điểm, khu phố (ấp) điểm an toàn về phòng cháy và chữa cháy” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, nguyên nhân chính tập trung vào việc Sắp xếp hàng hóa dễ cháy với khối lượng lớn ở khu vực sản xuất, kinh doanh tại tầng trệt, trên các lối đi lại nhưng không có lối thoát nạn dự phòng, không có giải pháp ngăn cháy lan, chống tụ khói, lắp thêm nhiều lớp cửa, làm lồng sắt bảo vệ đến khi có cháy xảy ra không thoát nạn được. Đặc biệt nếu xảy ra cháy vào ban đêm do không có hệ thống báo cháy tự động nên không phát hiện ra cháy kịp thời dẫn đến khi xảy ra cháy lớn mới phát hiện, nạn nhân dễ bị ngạt khói gây bất tỉnh và tử vong. Bên cạnh đó, do không trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu, hoặc có trang bị nhưng thiếu về số lượng và không đảm bảo chất lượng do không được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, không biết thao tác, sử dụng phương tiện chữa cháy. Trước thực trạng nêu trên, Công an thành phố Hồ Chí Minh đề ra các biện pháp khắc phục trong thời gian tới như sau: Chỉ đạo Công an Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp huy động phối hợp lực lượng, gắn trách nhiệm hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng các mô hình về PCCC theo phương châm 4 tại chỗ, dựa vào người dân là chính; chỉ đạo các đơn vị liên quan khi tiến hành cấp giấy phép xây dựng đối với các loại hình nhà để ở và nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh phải hướng dẫn chủ hộ thực hiện những điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy; trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu người cần thiết;Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và trực tiếp kiến thức pháp luật về PCCC và quy định về phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất đến chủ hộ gia đình và người dân sinh sống, làm việc tại khu dân cư; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ứng dụng “Báo cháy 114” và “Help 114” để cảnh báo nguy cơ cháy, nổ và hướng dẫn các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy…
Thiếu tướng Nguyễn Văn Long- Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long đánh giá, chủ trương của Bộ Công an phát động cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra an toàn về PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh là hết sức đúng đắn, cần thiết; qua đó hạn chế được hậu quả, tác hại do cháy, nổ gây ra. Qua đó, Thứ trưởng Nguyễn Văn Long ghi nhận và biểu dương những kết quả mà lực lượng đã đạt được trong việc triển khai kế hoạch.
Từ những thành tích và tồn tại trong đợt triển khai cao điểm, đồng chí Thứ trưởng đã đề ra nhiệm vụ cho lực lượng Công an trong thời gian tiếp theo: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân trang bị, đổi mới tư duy nhận thức về công tác PCCC, xác định người dân là trọng tâm, chủ thể, là động lực, mục tiêu trong công tác PCCC; Xác định “Phòng” là xây, “Chữa” là chống, hạn chế đến thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Xác định phương châm 4 tại chỗ là then chốt, để khi có cháy nhanh chóng chớp thời điểm vàng (5-7 phút đầu tiên) kịp thời dập tắt đám cháy; Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo về đảm bảo an toàn PCCC khu dân cư xuống địa phương để triển khai sâu rộng, có hiệu quả. Đưa kiến thức PCCC vào trường học, rà soát mô hình lối thoát hiểm thứ 2 tại nhà dân, khu dân cư…
Đồng chí cũng yêu cầu lãnh đạo Công an 63 tỉnh thành giải quyết triệt để những tồn tại, khó khăn, vướng mắc về PCCC trong khi triển khai kế hoạch cao điểm. Xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc để xảy ra cháy lớn tại địa phương.